Tin tức

Ý nghĩa của việc cầu siêu trong đạo Phật là gì?

Post on 09 Th1, 2022 by VuTuanhn93@gmail.com
09 Th1

Hành động cầu siêu là một trong những nghi thức giá trị trong nhân văn cao thượng, thể hiện một lòng thành kính của con cháu đã ghi nhớ công ơn đức sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên, ông bà , cha mẹ. Ý nghĩa của việc cầu siêu trong đạo phật là gì? Nó diễn ra sau bài viết chia sẻ dưới đây.

Nguồn gốc trong cầu siêu của đạo Phật?

Ý ngĩa của “ Cầu “ là mong muốn, nguyện ước, siêu có nghĩa là siêu thoát. Cầu siêu là một việc làm ý nghĩa cầu mong tổ tiên, ông bà , cha mẹ khi đã khuất núi mà vẫn còn lưu lạc ở ngã quỷ, địa ngục thì nhanh chóng được giải thoát khỏi cảnh giới khổ nhục đau thương sớm được siêu sinh tịnh độ về với Phật Đà.

Là một trong những đứa con của Phật tử , bất cứ ai trong chúng ta đều đã nghe rất nhiều về tấm gương đạo của Đức Mục Kiền Liên. Kinh Phật đã dạy rằng, vì muốn báo ơn công cha, nghĩa mẹ . Người đã dùng phép thần thông của mình để soi khăó đẩt trời, tầng địa ngục để kiếm tìm cha mẹ của mình. Khi biết mẹ của mình đang bị dọa lạc, người đã đến cầu cứu Đức Phật để giúp người mẹ của mình sớm được giải thoát.

Khi Đức Phật răn dạy, đún dịp các chư Tăng sau ba tháng an cư, tinh tiến tu tập ba phần giới, định, tuệ , tích lũy đầy đủ công đức, thân tâm công bằng cúng dường, một khi lòng thanh tịnh để chư Tăng chsu nguyện vào vật phẩm để cúg dường. Theo lời Đức Phật khuyên dạy, Đức Mục Kiềm Liên ông đã cứu được mẹ của  mình thoát được cõi địa ngục khổ đau.

Và kể từ đó, nghi lễ cầu siêu được hình thành và bắt nguồn từ câu chuyện đó đến nay. Những người con Phật tử có lòng hiếu nghĩa, nên học theo tấm gương của Đức Mục và nghe theo lời của Đức Phật răn dạy, sớm có thể cầu siêu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mình. Vì không có phép thần thông, chúng ta sẽ không thể hiểu rõ ông bà, tổ tiên, bố mẹ sẽ còn lưu lạc ở phương nào.

Người sống có tâm có đức gieo nhân nào ắt gặp điềm lành. Và ngược lại nếu như trong lúc sống phạm phải nghiệp nặng thì sau khi mất đi sẽ dễ dàng rơi vào cõi ngã của quỷ, súc sinh, địa ngục trần gian.

Tại sao chúng ta phải cầu siêu?

Những gì Đức phật giảng dạy, thế gian gồm sáu cõi: bà cõi thấp nhất là địa ngục, Ngã quỷ, súc sinh và ba cõi trên là Người, Atula, và trời. Tất cả chúng sinh trong sáu cõi sau này đều bị chi phối bởi quy luật tự nhiên. Đó là Sinh – Lão – Bệnh – Tử, vậy nên khi chết đi chẳng phải kết thúc mà dó là sự trung gian giữa địa ngục và trần gian.

Sư Phụ cùng chư Tăng niêm hương bạch Phật tác lễ cầu siêu cho các hương linh

Vậy nên chúng ta đều tin rằng, sự sống luôn bao gồm hai phần: Thể xác và linh hồn. Nhờ tâm linh, chúng ta luôn ý được những suy nghĩ vui buồn. Khi chết đi rồi xác còn đóvà phần linh hồn sẽ tách khỏi thân. Thân như một cái cỗ máy để hồn mượn để vận hành ý thức. Thân thể lúc này sẽ chết hẳn nhưng linh hồn không bao giờ mấ, linh hồn thoát khỏi xác theo quy luật, cái nhân sẽ luôn hồi theo vòng luôn chuyển tiếp.

Địa ngục là một cõi thấp nhất. Nếu như khi sống gieo rắc nhiều nghiêpk ác, sát sinh, hại người, tâm bất lương thì sau này khi chết đi sẽ bị đày đọa xuống địa ngục và chịu muôn vàn khổ đau. Địa ngục là một cõi của nhà tù, có cửa khóa, có lính canh và có các cực hình để tra tấn. Nếu chúng sinh ở địa ngục không thể tự lo bản thân, chỉ mong sao có năng lực của Đức Phật cầu nguyện thì mới có thể phá khỏi cõi địa ngục để vong hồn được giải thoát một cách nhanh nhất.

Sau cõi địa ngục là cõi của Ngã quỷ, trước khi chết nếu ai có những oan ức trong lòng, việc chết đường, chết sông, chết do bị  tai nạn hoặc bệnh tật… thì sẽ không siêu thoát được và sẽ bị dọa và bắt vào giới của Qủy môn. Loài quỷ luôn sống lẫn lộn với con người. Bằng mắt thường sẽ chẳng ai có thể nhìn thấy được, còn người sống là cõi vật chết hình tượng, còn quỷ là vô hình sống lần lộn chà trộn với người.

So với cõi của địa ngục, cõi ngã của quỷ có phần tự do hơn,không bị nhốt,tra tấn nhưng sẽ phải sống lang thang cơ cực không siêu thoát. Sau khichết chúng sẽ phải trải qua 49 ngày trung gian, trạng thái này ắt hẳn ai cũng phải trải qua sau khi chết. Nhưng sau khi đã qua 49 ngày mà vẫn chưa được siêu thoát vì nguyên nhân nào đó mà vẫn quanh quẩn, cố chấp bám trụ sẽ không được giải thoát và sẽ mãi phải làm quỷ. Nếu như việc chết tai nạn, hay việc tự tử người trong gia đình cần cầu siêu đúng cách để vong hồn có thể siêu thoát một cách nhanh nhất tránh để vong hồn lang thang.

Cõi tiếp theo được coi là cõi của súc sinh – những loài gắn liền với cuộc sống con người như chó, mèo lọn gà… và tiếp đến là cõi của người chính là Atula, gần với cõi của trời tuy có phần sung sướng nhưng phải bị đánh đạp hành hạ của con người, bị ghét….

Cõi trời là gì  – là một cõi vô hình cao nhất thê nhưng thân tâm an lạc, luôn hạnh phúc. Thế nhưng chỉ được một thời gian, sau khi hết phúc hưởng sẽ bị đày lại xuống các cõi thấp hơn. Chính vì vậy, người cầu siêu để nguyện cầu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ nếu nhỡ không may bị ba cõi thấp sẽ nhanh chóng được siêu thoát, nahnh chóng được đầu thai giải thoát nhanh chóng.

Vào rằm tháng 7 ngày lễ Vu Lan âm lịch, người ta thưỡng tiến hành nghi thức cầu siêu, thực hành phép và gia tăng công đức để tổ tiên, sớm được siêu thoát. Mọi người cùng nhau nguyện cầu đọc kinh Đức Phật để tỏ tấm lòng thành kính. Mỗi câu niện Phật sẽ tạo nguồn năng lượng tích cực, tạo thành một sức mạng tập thể, sẽ mong siêu thoát tổ tiên ông bà sớm được luôn chuyển kiếp để chân họ nhẹ gót về với Đức Phật.

Trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam, việc cứ đến tháng 7 ngày 15 hàng năm chúng ta luôn có tục lệ đốt vàng mã, sắm sửa một bữa cơm thịnh soạn để mời và gửi quà cho tổ tiên ở cõi âm. Thế nhưng, việc đốt nhiều vàng mã sẽ rất lãng phí, vậy nên Phật Pháp chưa bao giờ khuyến khích việc này. Bởi vì hương linh người đã khuất chỉ tổn tại bằng tâm thức và phi hình tướng.

Những tháng cầu siêu như vậy, cũng có khi người ta thường lại sát sinh mạnh nhất, sẽ có rất nhiều gia đình mổ gà, làm cỗ linh đình để dâng cúng tổ tiên. Hành động như vậy sẽ càng làm tăng thêm nghiệp ác, và tạo thành một tội xấu sẽ khiến linh vong của tổ tiên càng thêm lâu được luôn hồi.

Đặt vào sự hiếu thảo không đúng quy cách sẽ vô tình khiến kinh hồn của tổ tiên, càng lún sâu với sự đọa đầy của ma quỷ, sẽ làm cho con cháu càng thêm khổ đau.

Vậy nên những ngày rằm, ngày mồng chúng ta chỉ nên cúng thắp hương tổ tiên bằng đồ chay và mâm ngũ quả để tạ lòng thành cảm ơn, và gia đình con cháu luôn nhớ về ông bà tổ tiên.

Trên đây là bài viết chia sẻ kiến thức ý nghĩa của việc cầu siêu trong đạo Phật, mong rằng các bạn đọc hãy suy nghĩ kỹ trước khi làm khi còn sống. Kính chúc sức khỏe mọi người.

Xem chi tiết tại đây: https://tieuquachtaman.com/tieu-quach-vang-tam/

This entry was posted in Tin tức

ĐỊA CHỈ CƠ SỞ

Nhật Tân – Kim Bảng – Hà Nam

Giờ Mở Cửa: 8.00 am – 21.00 pm

Hotline: 0973662769

Tư Vấn 24/7 – Giao Hàng Tận Nơi